Nếu không thông thái trong việc chọn mua và sử dụng mỹ phẩm, bạn có thể sẽ bị chúng “phản lại”.
Son môi
Nhiều người thường chỉ có thói quen dùng son môi để tô điểm cho đôi môi của mình mà lãng quên son dưỡng, đây là một sai lầm phổ biến, nó khiến cho đôi môi bị thiếu đi độ ẩm và vì thế tình trạng môi sẽ dễ bị khô, nứt.
Chính vì thế, khi trang điểm đôi môi bạn nên dùng son dưỡng môi trước sau đó mới phủ son lên trên. Đây cũng là một mẹo nhỏ giúp cho son môi bền màu hơn và màu sắc môi sẽ tươi sáng hơn.
Khi chọn son môi bạn cần tránh sử dung loại son môi có chì vì khi ăn uống nếu vô tình “ăn” luôn cả lớp son này thì cơ thể sẽ dễ bị nhiễm độc cấp tính, về lâu dài sẽ gây nên những rắc rối sức khỏe khó lường.
Để phân biệt son môi có chứa chì hay không trước khi mua bạn nên thoa một chút son lên mu bàn tay rồi dùng nhẫn vàng tây di đi di lại nhiều lần. Nếu son vẫn giữ được màu sắc nguyên bản thì đó là thỏi son có hàm lượng chì thấp, nếu nó chuyển sang màu đen thì chứng tỏ hàm lượng chì rất cao.
Nên ưu tiên lựa chọn thỏi son bền màu, có thời gian lưu trữ trên môi lâu dài, tạo được độ mịn bóng, không vón cục khi thoa và không khiến cho môi quá khô.
Kem dưỡng ẩm
Nhiệm vụ chính của kem dưỡng ẩm là cung cấp và tăng cường độ ẩm cho da, giúp cho da trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
Trên thực tế những tác nhân như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ hanh khô sẽ khiến cho da dễ bị khô, bong tróc và nứt nẻ. Trong những trường hợp này thì kem dưỡng ẩm sẽ trở thành “vị cứu tinh” của làn da, có khả năng bảo vệ da khỏi những “kẻ thù” gây hại này.
Tuy nhiên, hiện nay có một số loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu khoáng và paraffin là những chất có thể gây hại cho tế bào da và tăng nguy cơ thất thoát độ ẩm vốn có của làn da. Chính vì thế, nếu thường xuyên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm kiểu này, bạn đã vô tình khiến cho da phải gánh chịu những hệ lụy không mong muốn.
Lời khuyên của các chuyên gia là nên chọn mua những loại kem dưỡng ẩm có chứa tinh dầu thực vật, có nguồn gốc từ tự nhiên, tốt hơn cả nếu chúng được chiết xuất từ tinh dầu có chứa hàm lượng lớn axit linoleic - một dạng chất không những có khả năng cung cấp độ ẩm cho da mà còn bảo vệ làn da khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra những loại kem dưỡng ẩm có chứa lượng lớn nước, tinh dầu tự nhiên, chất hydrosols và emulsifiers cũng có thể là lựa chọn hoàn hảo của bạn.
Sơn móng
Một bộ móng tay với những gam màu sặc sỡ sẽ tạo cho bạn những điểm nhấn riêng biệt và cá tính. Đây cũng là cách để giúp cho bộ móng trở nên cứng cáp hơn, thế nhưng nếu không thông thái trong việc lựa chọn sơn móng bạn rất dễ có nguy cơ bị viêm móng, gãy móng, vàng móng và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Đặc biệt khi dùng sơn móng, nhiều người còn thường lạm dụng acetone - một chất tẩy rửa sơn móng nhanh chóng và hiệu quả, thế nhưng đây lại chính là “thủ phạm” khiến cho móng tay bị khô, giòn, yếu và dễ vỡ. Vậy nên khi chọn sơn móng tay bạn cần lưu ý:
Kiểm tra thành phần: Hãy chắc chắn đó là loại sơn móng không có chứa Formaldehyde Dibutyl Phthalate (DBP), hay Toluene, đây là những chất hóa học không những độc hại cho sức khỏe mà nếu chị em phụ nữ mang thai sử dụng loại sơn móng có chứa thành phần này còn dễ có nguy cơ bị sảy thai, thai khuyết tật.
Nên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ: Có rất nhiều loại sơn móng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với giá thành rất bèo, nhưng điều này cũng đồng nghĩa độ an toàn của chúng không thể đảm bảo. Thậm chí nó có thể khiến cho móng tay bị hủy hoại và tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến móng. Cho nên khi lựa chọn sơn móng hãy chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, của những nhà sản xuất uy tín.
Không nên thường xuyên sơn móng hoặc thường xuyên đổi màu móng. Tốt nhất nên để móng “mộc” một thời gian để giúp cho móng có cơ hội hô hấp, tránh nguy cơ móng bị dị ứng, yếu và vàng móng. Hạn chế việc sử dụng acetone. Nên dùng các biện pháp chăm sóc móng từ tự nhiên như dùng các loại tinh dầu dừa, tinh dầu ôliu, tinh dầu quả hạnh để giúp móng bóng khỏe hơn.
Thuốc nhuộm tóc
Nhuộm tóc sẽ khiến bạn dễ dàng thay đổi màu tóc nguyên bản, thay vào đó là màu tóc mang lại cho bạn cá tính, hợp với sở thích.
Thế nhưng thuốc nhuộm tóc có thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị dị ứng, viêm da, tăng nguy cơ tóc gãy rụng, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Một trong những loại hóa chất nguy hiểm nhất có trong thuốc nhuộm tóc có tên là P-Phenylenediamine, chính là nguyên nhân có thể gây nên chứng bệnh ung thư, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể, dễ gây kích ứng cho mắt, da và phổi.
Để tránh nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng, bạn cần tuyệt đối không nhuộm tóc khi da đầu bị tổn thương, kể cả những vết thương hở rất nhỏ. Khi nhuộm tóc cố gắng không để thuốc nhuộm dính vào da đầu.
Nên thử phản ứng trước khi mua thuốc nhuộm tóc, khi chọn thuốc nhuộm tóc nên kiểm tra kỹ thành phần trong thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Không nên thường xuyên nhuộm tóc vì tần suất nhuộm tóc càng nhiều thì những hệ lụy xấu với mái tóc và sức khỏe càng tăng lên tỉ lệ thuận.
Chất khử mùi
Bạn sẽ “đánh bay” được mùi cơ thể khó chịu và thay vào đó là mùi hương dịu mát, dễ chịu khi sử dụng những chất khử mùi, thế nhưng minh chứng khoa học cũng chỉ ra rằng một số chất khử mùi có thể gây hại cho da và cơ thể, chủ yếu là những rắc rối khiến cho da bị dị ứng, tấy đỏ, ảnh hưởng đến sắc tố da.
Để an toàn, tốt nhất nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm, gừng, cà chua hay nước phèn chua sẽ đem lại hiệu quả không thua kém chất khử mùi, hiệu quả lâu dài và đặc biệt an
toàn tuyệt đối với làn
da, sức khỏe nói chung.
Tìm hiểu thêm về Chống lão hóa da: Chăm sóc làn da của bạn, Chăm sóc cơ thể, Lissio HA, Propharma JSC